Cách đào thải acid uric nhanh không phải ai cũng biết
Acid uric huyết cao gây ra bệnh gì?
Acid uric là một dạng acid hữu cơ sinh ra bởi quá trình tiêu hủy acid amin trong cơ thể. Ở người bình thường, chất này hầu như vô hại. Tuy nhiên, khi acid uric tích lũy ở nồng độ cao trong máu hoặc khả năng đào thải chất này có vấn đề thì đó lại là một câu chuyện khác. Khi này, acid uric có thể kết tinh, lắng đọng nhiều nơi trong cơ thể gây viêm.
Một số bệnh lý có thể tiến triển khi nồng độ acid uric trong máu duy trì thời gian dài bao gồm:
- Bệnh gout.
- Bệnh tim mạch.
- Sỏi thận.
- Suy giảm chức năng sinh lý.
- Bệnh tiểu đường.
Cách đào thải acid uric nhanh giúp phòng ngừa bệnh gout
Không phải tất cả những người có nồng độ acid uric huyết cao đều mắc phải các bệnh lý này. Nếu phát hiện sớm và có phương pháp kiểm soát nồng độ chất này trong máu, khả năng phòng ngừa bệnh sẽ rất cao.
Những cách đào thải acid uric nhanh khỏi cơ thể
Acid uric thường được loại bỏ khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Vì vậy, những cách đào thải nhanh chất này khỏi cơ thể bạn có thể tham khảo như:
Uống nhiều nước hơn mỗi ngày
Các chuyên gia khuyến cáo nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày. Việc bổ sung nước giúp kích thích tạo nước tiểu và tăng cường hoạt động lọc của thận. Khi này, acid uric sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể nhanh chóng hơn.
Uống nhiều nước giúp tăng đào thải acid uric
Ăn nhiều rau xanh
Nếu người bệnh có thắc mắc ăn gì để đào thải acid uric thì đó chính là rau xanh. Trong thực đơn của người tăng acid uric phải luôn có các loại rau xanh. Đây là thức ăn đào thải acid uric rất hiệu quả. Chất xơ chứa nhiều trong các loại thực phẩm này giúp bạn nhanh no và giảm bớt được việc ăn thịt đỏ chứa nhiều nhân purin. Purin là một trong những tiền chất khi vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa thành acid uric.
Ngoài ra, một số loại rau còn có tính kiềm, khi vào cơ thể sẽ trung hòa được lượng acid uric và tránh hiện tượng kết tinh trong bệnh gout.
Uống cà phê
Trong một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ uống 1 - 3 tách cà phê mỗi ngày giảm 22% nguy cơ mắc bệnh gút. Chất caffeine trong thức uống này cũng kích thích thận hoạt động tốt hơn để đào thải nhiều acid uric khỏi cơ thể.
Tránh rượu bia, nước ngọt
Không phải chỉ có việc ăn nhiều thịt mới ảnh hưởng đến nồng độ acid uric huyết. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại nước uống có cồn, nước ngọt cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Kết quả dẫn đến là tăng sự hình thành acid uric, vì vậy những người đã và đang có nguy cơ bị gout nên tránh sử dụng chúng.
Bổ sung vitamin C
Nghiên cứu năm 2011 cho thấy việc sử dụng vitamin C đều đặn hằng ngày giúp giảm đáng kể nồng độ acid uric huyết. Lưu ý, vitamin C chỉ nên uống vào ban ngày (trước 6h tối) để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý làm suy giảm chức năng thận.
Vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout
Tập thể dục thường xuyên
Nghiên cứu cho thấy người béo phì có khả năng bị bệnh gout cao hơn gấp 4 lần người bình thường. Vì vậy, nếu nồng độ acid uric trong máu quá cao kèm theo đó là một cơ địa hơi mũm mĩm thì nên lựa chọn những bài tập phù hợp để giảm cân hằng ngày.
Tuân thủ điều trị
Một số trường hợp acid uric huyết cao kèm nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số đơn thuốc uống hằng ngày. Đây là các thuốc giúp tăng cường việc đào thải acid uric nhanh chóng ra khỏi cơ thể. Tuân thủ uống đủ liều, đủ lượng là cách đào thải acid uric nhanh nhất hiện nay.
Những lưu ý khi giảm acid uric
Bên cạnh những nguyên tắc giảm acid uric đã trình bày bên trên, bệnh nhân cũng nên lưu ý thêm một số nguyên tắc an toàn sau:
Không lạm dụng thuốc: Acid uric máu cao có thể gây hại sức khỏe nhưng nếu ngược lại khi nồng độ chất này quá thấp thì cũng không tốt. Việc duy trì điều trị cần tuân thủ đúng theo chỉ định bác sĩ, không lạm dụng uống quá nhiều thuốc dẫn đến nhiều nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm.
Kết hợp thay đổi lối sống: Tập thể dục, ăn ngủ điều độ, thư giãn tinh thần là cách giúp cơ thể cân bằng. Khi nhịp sống hài hòa, quá trình chuyển có trong cơ thể cũng được ổn định giúp điều tiết nồng độ các chất một cách tối ưu.
Áp dụng linh hoạt: Bạn có thể lựa chọn 1 hoặc kết hợp tất cả những cách phía trên để tăng cường hiệu quả đào thải acid uric khỏi cơ thể.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thường xuyên đến thăm khám và theo dõi nồng độ acid uric huyết định kỳ, ít nhất mỗi năm 1 lần. Việc phát hiện sớm giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng bệnh mãn tính nguy hiểm.
Hỏi ý kiến chuyên gia: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có khả năng làm tăng nồng độ acid uric huyết. Vì vậy, khi có nguy cơ cao mắc bệnh gout bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định sử dụng thêm bất kỳ một loại thuốc nào.
Dùng dược liệu: Nếu nồng độ acid uric huyết chỉ tăng nhẹ, không có các dầu hiệu bệnh cấp tính nào thì dược liệu có thể là lựa chọn tối ưu. Những cây thuốc tự nhiên thường cho tác động chậm nhưng kéo dài và ít tác dụng phụ.
Vì vậy có thể dùng để kiểm soát acid uric huyết và phòng ngừa bệnh gout trong một thời gian dài.
Bệnh gout theo giới tính: Nếu bạn là nam giới và có nồng độ acid uric huyết cao, bạn sẽ dễ bị gout hơn so với nữ giới. Vì vậy phái mạnh cần tích cực áp dụng những biện pháp phòng ngừa trên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Như vậy, acid uric huyết cao có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe. Bằng cách đào thải acid uric nhanh khỏi cơ thể bạn có để phòng ngừa rất nhiều bệnh nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Hy vọng bài viết của chúng tôi cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn.